Cách làm:
1. Rây bột hạnh nhân và đường bột cho mịn (phần lợn cợn cuối có thể bỏ). Trộn hai thứ thật đều sau khi rây.
2. Lòng trắng cho vào âu:
- Đánh 2-3 phút cho nổi bột trắng
- Từ từ cho đường vào tăng tốc độ máy lên đánh khi tạo được chóp mềm.
- Lúc này có thể cho màu bạn yêu thích vào sau đó tăng máy lên tốc độ cao nhất đánh tới khi bông cứng nhưng vẫn giữ được độ bóng của trứng.
3. Cho lần lượt hỗn hợp bột vào trứng mới đánh, trộn từ từ cho hoà quyện đều vào nhau cho đến khi bột chảy thành dòng khi nhấc thìa trộn lên (tránh không trộn quá kĩ hoặc trộn quá ít bột còn cứng) bánh sẽ lên chân đẹp hơn.
4. Bắt kem lên khay nướng – gõ khay 2,3 lần cho vỡ bọt khí, để ở nhiệt độ phòng khoảng 15, 20 phút cho bánh khô lại khi sờ nhẹ bề mặt kem không dính ngón tay.
5. Cho khay vào nướng khoảng 140 độ C tầm 15 – 17 phút.
6. Kem thì tuỳ bạn thích vị nào có thể thay đổi.
Những lưu ý khi làm:
Vì bánh có vị ngọt đặc trưng, nếu giảm lượng đường bánh sẽ không được ngon và đẹp.
- Âu và máy đánh trứng nên sạch, khô, không có vết dầu nếu không trứng sẽ không bông.
- Nếu mặt bánh không khô, các bạn có thể sấy bằng lò trong 5 phút.
- Nướng xong nên để bánh nguội mới nhấc khỏi khay – nếu bánh bị dính khi nhấc nghĩa là bánh chưa hoàn toàn chín bên trong.
- Nếu làm size to thì 22 – 25 cái, size nhỏ thì tầm 35 – 38 cái cho công thức trên.
Muốn xào mì không dính, thơm ngon, đậm đà chỉ cần mẹo nhỏ này.
" alt=""/>Cuối tuần vào bếp với món bánh Macaron chuẩn kiểu Pháp![]() |
Văn Tâm có khối tài sản lớn do sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của anh trai. |
Văn Tâm làm tài xế xe tải và kinh doanh vận tải. Anh đang sở hữu 2 ô tô tải, 1 mảnh đất, 1 ngôi nhà và tài khoản ngân hàng hơn 1 tỷ đồng.
Theo lời giới thiệu, Văn Tâm sống một mình. Gia đình có 5 anh chị em, bố mẹ anh đã qua đời cách đây 21 năm. Căn nhà anh đang sống là do bản thân nỗ lực làm ra.
Chàng trai sinh năm 1985 tự tin cho biết, điểm mạnh của anh là có kinh tế. Điểm yếu của anh là nấu ăn không ngon nhưng anh sẵn sàng phụ vợ công việc nhà.
Anh có chuyện tình duyên lận đận. Nam tài xế từng yêu một cô gái năm 2009, mối tình kéo dài 5 năm. Bạn gái cũ chê anh nghèo, vì anh có nhà nhưng đi làm thuê cho người ta.
Sau đó, năm 2014, anh trai anh trúng 8 tờ vé số đặc biệt, tổng cộng 5 tỷ. Anh trai cho anh vốn làm ăn, nhờ đó anh có được tài sản như ngày hôm nay.
Anh tiếp tục quen thêm 1 cô gái khác. Năm 2017 anh bất ngờ gặp tai nạn. Vụ tai nạn khiến anh nằm một chỗ suốt 1 năm trời và 6 tháng chống nạng đi lại. Sau đó, bạn gái và anh chia tay.
Trước chia sẻ của Văn Tâm, bà mối đòi kiểm tra sức khỏe bằng cách chống đẩy nhưng Văn tâm từ chối. Anh khẳng định mình khỏe như trâu, không hít đất được nhưng bế được người 40 – 50 kg.
Chia sẻ về mẫu phụ nữ mình muốn gắn bó, anh chẳng mong gì ngoài việc họ phụ giúp anh chăm sóc nhà cửa và ao vườn.
![]() |
Cô gái được kết đôi cùng Văn Tâm. |
Theo Văn Tâm, anh còn sở hữu một vườn mít 50 cây và ao cá, chuồng gà. Tuy nhiên, anh khẳng định không ép buộc vợ điều gì, nếu vợ thích đi làm, anh sẵn sàng ủng hộ.
Chàng trrai Bình Phước tâm sự, do chưa có bạn gái nên hiện anh lao đầu vào công việc. Sau này có bạn gái, sẽ dành thời gian hẹn hò.
Cô gái được mai mối với Văn Tâm là Bùi Thị Thanh Thủy (SN 1984, Long An).
Thanh Thủy đang sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh để học nail và spa. Cô ở trọ 1 mình.
Người phụ nữ Long An kể, cô đã làm qua nhiều ngành nghề. Gần đây, cô làm công nhân giày da. Khi công ty giày giải thể, cô mất việc nên quyết định đi học nghề làm đẹp.
Trong gia đình, Thanh Thủy là con gái út. Cô cao 1m57. Điểm mạnh là vui vẻ, hòa đồng nhưng có nhược điểm là không biết ca hát và sợ ma.
Thanh Thủy mới trải qua 1 mối tình 9 năm. Đây là mối tình đầu của cô. Hai người dự tính kết hôn nhưng cô phát hiện bạn trai quen thêm người khác nên quyết định chia tay.
Sau đó cô cũng thử tìm hiểu vài người, đi uống cà phê trò chuyện nhưng không hợp. Có người vừa quen đã rủ cô đi khách sạn rồi mượn tiền nên cô dừng lại.
Thanh Thủy muốn tìm mẫu đàn ông tình cảm, có ý chí cầu tiến, có đạo đức và vui vẻ. Với quan điểm: Sống ở đâu không quan trọng, quan trọng 2 người cùng hướng về nhau nên cô sẵn sàng về làm dâu Bình Phước.
Cô thích mẫu người có ngoại hình cao 1m63. Bà mối đưa ra cho cô 2 lựa chọn: Một người cao to, đẹp trai nhưng lông bông và một người có ngoại hình bình thường nhưng công việc ổn định, cô sẽ chọn ai?
Thanh Thủy thẳng thắn bày tỏ, cô sẽ chọn người nào có tính tình tốt.
Khi cánh cửa trái tim được mở ra, hai người đã có giây phút trò chuyện, tìm hiểu. Thanh Thủy tặng bạn trai một chiếc ví. Khi nhận món quà từ bạn gái, Văn Tâm hứa sẽ dùng, để đi đâu cũng nhớ đến cô.
![]() |
Bà mối ngỡ ngàng khi biết chàng trai có tài khoản tiết kiệm bạc tỷ cùng tài sản mơ ước. |
Sau màn tự giới thiệu bản thân, Văn Tâm khen bạn gái phía bên kia có giọng nói dễ thương, ngọt ngào, thật thà.
Trong thời gian dùng bữa, Thanh Thủy tâm sự với Văn Tâm, cô học nghề nail vì muốn mở tiệm.
Văn Tâm cũng có vấn đề lo lắng. Do tính chất công việc của anh hay ra ngoài, giao lưu và gặp gỡ nhiều người, đặc biệt là với phụ nữ, anh sợ Thanh Thủy ghen tuông, sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn.
Chàng trai khẳng định, anh tiếp xúc nhiều nhưng luôn nghiêm túc trong các mối quan hệ, đi đâu cũng cho vợ biết.
Đáp lại, Thanh Thủy nói, nếu có cơ hội về chung một nhà, cô sẽ dung hòa mọi thứ vì bản thân không phải là người hay ghen tuông.
Tài xế quê Bình Phước cho biết thêm, nếu vợ mệt, anh sẵn lòng vào bếp nấu ăn, chăm sóc và chiều chuộng. “Anh làm được 10 triệu, anh sẽ đưa hết cho vợ, chỉ xin 1 triệu bỏ túi”, Văn Tâm nhấn mạnh với Thanh Thủy.
Gần cuối chương trình, cả hai cùng tham gia một trò chơi. Theo đó, họ ôm nhau trong 30 giây và nói cảm nhận của mình về người kia.
Thanh Thủy vui vẻ cho hay, cô nghĩ bạn trai là người tình cảm, có thể tin tưởng được. Về phần Văn Tâm, anh hứa sẽ cùng cô thực hiện ước mơ mở tiệm nail và để cô quản lý tiền bạc gia đình.
Chàng trai cũng thực hiện thử thách, thể hiện sức mạnh đàn ông bằng việc bế bổng bạn gái lên cao.
Kết thúc chương trình, cả hai đã dành cho nhau nhiều thiện cảm và lời khen ngợi. Họ cùng bấm nút hẹn hò.
Để chinh phục trái tim cô nàng làm nghề thiết kế, Hoàng Ngọc Vũ đã phải trải qua không ít thử thách.
" alt=""/>Nam tài xế sở hữu khối tài sản bạc tỷ, tìm được bạn gái qua truyền hìnhÍt ai biết, bà là người kéo lá cờ đỏ sao vàng tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trong ngày 2/9/1945.
Ông Dương Tự Minh - em trai Giáo sư Dương Thị Thoa thông tin, bà vừa qua đời tại nhà riêng 62 Ngô Quyền (Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 28/8, hưởng thọ 95 tuổi.
Anh Lê Minh Quốc - con trai cả Giáo sư Thoa đã thay mặt gia đình thông báo tin buồn này đến bạn bè, người thân và các cơ quan đoàn thể.
Đám tang Giáo sư Dương Thị Thoa được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) từ 9h30 đến 10h45 thứ Ba ngày 1/9/2020. Sau đó thi hài bà được điện táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ (Văn Điển, Hà Nội) và đưa về an táng tại nghĩa trang xã Phú Minh (Sóc Sơn, Hà Nội).
![]() |
Giáo sư Dương Thị Thoa thời trẻ. |
Giáo sư Dương Thị Thoa sinh ra trong gia đình trí thức. Cha của bà là Liệt sĩ/Giáo sư Dương Quảng Hàm - một trí thức nổi tiếng, thầy dạy Văn học và Lịch sử ở trường Bưởi.
Thời trẻ, bà theo học tại trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương).
Năm 1942, bà cùng một số người bạn cùng chí hướng cầm trong tay tờ báo “Cứu quốc”. Từ đây, lý tưởng cách mạng được nhen nhóm trong bà - khi ấy mới là cô gái đôi mươi.
![]() |
Đại gia đình Giáo sư Dương Quảng Hàm. |
Vợ chồng Giáo sư Dương Quảng Hàm từng mong muốn con theo nghề giáo, nối nghiệp gia đình. Tuy nhiên, bà trốn nhà, tham gia hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa. Hơn một tháng sau, Giáo sư Dương Thị Thoa mới về nhà báo cáo cha mẹ việc mình tham gia hoạt động cách mạng.
Năm 1945, bà hoạt động bí mật trong Hội Phụ nữ Cứu quốc với bí danh Lê Thi.
Sinh thời, Giáo sư Dương Thị Thoa từng giải thích, bà thích họ Lê của vua Lê Lợi nên tự lấy họ Lê đặt cho mình, còn Thi là tên người bạn thân của bà.
Ông Dương Tự Minh - em trai Giáo sư Dương Thị Thoa kể về chuyện chị gái vinh dự được kéo lá cờ đỏ sao vàng trong ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.
Theo lời ông, năm đó, Giáo sư Dương Thị Thoa trong đoàn Phụ nữ Cứu quốc hòa vào hàng vạn người dân, kéo về quảng trường Ba Đình dự lễ mít tinh khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khi Bác Hồ chuẩn bị bước lên lễ đài, một đồng chí cán bộ tìm đến Đoàn Phụ nữ Cứu quốc và đề nghị Đoàn cử 1 người lên kéo cờ. Mọi người bất ngờ đồng thanh hô to “Lê Thi lên đi, Lê Thi lên đi”.
Giáo sư Dương Thị Thoa đĩnh đạc tiến về phía lá cờ, lúc đó có một cô gái Tày đứng đợi sẵn. Mặc dù hơi run nhưng bà cũng kịp phân công công việc: "Chị nâng cờ, để em kéo cờ nhé".
Mấy chục năm sau, Giáo sư Dương Thị Thoa mới biết, người cùng kéo cờ với mình là bà Đàm Thị Loan - vợ đại tướng Hoàng Văn Thái.
![]() |
Giáo sư Dương Thị Thoa (ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Tấn Vinh chụp cách đây 4 năm). |
Hai người phụ nữ trong tà áo dài, đôi mắt tràn đầy hạnh phúc từ từ kéo lá cờ trong tiếng nhạc Tiến quân ca ngân vang.
Tiếng nhạc kết thúc cũng là lúc Bác Hồ bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong ánh nắng rực rỡ.
Cũng trong năm 1945, Giáo sư Dương thị Thoa cùng Đoàn Phụ nữ Cứu quốc đi khắp nơi quyên góp gạo và nhu yếu phẩm phân phát cho người nghèo, dạy chữ quốc ngữ cho công nhân.
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra vào năm 1946, bà tham gia vào đội cảm tử quân thuộc Trung đoàn Thủ đô, chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội.
Sau đó bà rút khỏi nội thành, lên chiến khu Việt Bắc làm cán bộ phụ nữ. Mặc dù là con gái Hà Nội, được cha mẹ cưng chiều từ nhỏ nhưng Giáo sư Dương Thị Thoa vẫn chịu đựng được đói khổ, mặc bộ quần áo nâu trèo đèo, lội suối làm công tác dân vận.
Năm 1950, bà về Hà Nội hoạt động bí mật. Năm 1957 bà đi học lớp chính trị cao cấp đầu tiên tại Trường Nguyễn Ái Quốc rồi được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu. Bà làm Viện trưởng Viện Triết học nhiều năm trước khi về hưu.
Bà Dương Thị Thoa còn bảo vệ thành công nhiều đề tài khoa học về bình đẳng giới. Tổ chức các chương trình thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia. Bà vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và Huân chương Độc lập hạng Ba.
Về cuộc sống riêng, chồng bà là ông Lê Hồng Hà. Hai người từng có duyên chạm mặt trong ngày 2/9/1945. Khi đó, ông Hà là người vác súng, đứng bảo vệ dưới chân cột cờ. Thế nhưng, mãi sau này họ mới gặp gỡ, nảy sinh tình cảm và xây dựng mái ấm riêng.
Đến với nhau nhờ mai mối nhưng vợ chồng giáo sư Dương Quảng Hàm đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc.
" alt=""/>Người phụ nữ kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2/9/1945 qua đời